Nguyên nhân và giải pháp cho trẻ sơ sinh khó ngủ, ít ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu, hay bị giật mình, khó đi vào giấc ngủ… vô cùng phổ biến nhưng cũng khiến ba mẹ lo lắng. Vậy vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

 Hãy cùng khám phá những điều cần biết về giấc ngủ của bé trong bài viết của Limpo Milk nhé!


Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe trẻ sơ sinh

So với người trưởng thành, nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh là rất lớn. Khi em bé lớn lên, tổng thời lượng ngủ sẽ giảm dần. Thay vào đó, độ dài của giấc ngủ ban đêm sẽ tăng lên.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé vẫn chưa quen với ánh sáng bên ngoài. Bên cạnh đó, bé vẫn còn duy trì thói quen nhắm mắt giống như khi bé còn trong bụng mẹ. Thậm chí, tổng thời gian ngủ trong 1 ngày của bé có thể đến 16 – 18 tiếng. Thông thường, bé chỉ thức dậy khi đói và lúc bé đi tiêu, tiểu. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thời lượng ngủ của bé khi ngày càng lớn:

 

TuổiTổng số giờ ngủTổng số giờ ngủ vào ban đêmTổng số giờ ngủ ban ngày
Sơ sinh168 – 98
1 tháng15,58 – 97
3 tháng159 – 104 – 5
6 tháng14104
9 tháng14113
1 tuổi14113
1,5 tuổi13,5112,5
2 tuổi13112

 

Có thể thấy, nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh là rất nhiều. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ sơ sinh thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, khó vào giấc ngủ….? Theo các chuyên gia, việc trẻ sơ sinh ngủ không đủ sâu và đủ lâu sẽ khiến trẻ bị khó chịu, từ đó kích thích cơ thể của trẻ sản sinh những chất gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone… Những chất này càng làm bé trở nên khó chịu cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi… Càng về lâu dài, những trẻ gặp tình trạng này sẽ kém lanh lẹ, thông minh, hoạt bát như các bé có giấc ngủ ngon.


Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

Đầu tiên, bố mẹ cần xác định rằng bé nhà mình có thật sự bị khó ngủ hay không. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bé bị khó ngủ:

  • Thức dậy liên tục hoặc hơn 3 lần/đêm.
  • Hay giật mình khi ngủ.
  • Khó ngủ lại.
  • Quấy khóc.
  • Các giấc ngủ ngắn, chỉ diễn ra từ 5 – 15 phút.

Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh khó ngủ thường đến từ 3 nhóm nguyên nhân chính: sinh lý, bệnh lý và sinh hoạt. Cụ thể:

Nguyên nhân sinh lý

– Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và rất dễ giật mình đối với thế giới xung quanh. Vì thế, bé có thể bị tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài như sấm chớp, tiếng chuông điện thoại, tiếng đóng cửa.

– Do ở dạng lỏng nên sữa, đặc biệt là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì thế, bé trong giai đoạn sơ sinh (chỉ bú sữa) sẽ thường xuyên thức giấc để đòi bú.

– Vận động quá nhiều có thể khiến bé sinh ra nhiều Cortisol. Đây là loại hormon khiến cả người lớn và trẻ em bị khó ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mất ngủ. Bất kỳ tổn thương thực thể nào cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ví dụ, trẻ bị béo phì thường có mô mỡ xung quanh cổ nhiều hơn các trẻ khác, từ đó mà tăng áp lực lên đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi. Điều này khiến trẻ thở khó khăn và dẫn đến khó ngủ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây khó ngủ với trẻ như tiểu đường, trẻ bị tăng động, trầm cảm…

Nguyên nhân sinh hoạt

  • Môi trường xung quanh trẻ thay đổi. Ví dụ trẻ mới từ bệnh viện về nhà.
  • Trẻ đã quen được bố mẹ đưa võng nôi, bế bồng khi ngủ.
  • Phòng ngủ của bé quá ồn hoặc có quá nhiều ánh sáng.
  • Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng đèn vào ban đêm và ít ánh sáng tự nhiên ban ngày.
  • Kích thích trẻ quá nhiều trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện): phải kết thúc trước 2-3 giờ.
  • Ngủ trưa trễ hoặc quá nhiều.
  • Tính khí trẻ: trẻ dễ tính thường dễ ngủ hơn.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Mẹ trầm cảm…
  • Mong muốn không thực tế của cha mẹ về nhu cầu ngủ của trẻ

Cách giúp bé ngủ ngon sâu giấc

Ngủ ngon và đủ giấc rất quan trọng cho việc phát triển thể chất lẫn trí tuệ của bé trong tương lai. Vì thế, nếu bé khó ngủ, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây.

  • Không gian phòng ngủ của bé cần sự thoáng đãng, mát mẻ, có ánh sáng dịu nhẹ và nên hạn chế tiếng ồn xung quanh trẻ.
  • Không nên có bất kỳ kích thích hoặc hoạt động nào gần giờ đi ngủ.
  • Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, tắm, đọc sách, hôn chúc ngủ ngon…
  • Hát ru hoặc bật nhạc nhẹ khi bé đang buồn ngủ.
  • Đối với những cơn thức đêm, hãy an ủi và trấn an bé bằng cách vỗ về và xoa dịu. Đừng mang bé ra khỏi giường.
  • Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.

Lưu ý: Đối với những nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý. bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục phù hợp.

Cách Giúp Bé Ngủ Ngon Sâu Giấc
Cách Giúp Bé Ngủ Ngon Sâu G

Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ là nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ. Vì thế, thay vì tức giận với bé, bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp đã thử những mẹo giúp bé ngủ ngon tại nhà nhưng không thành công, bố mẹ cần đưa bé đến gặp các bác sĩ về nhi khoa để kiểm tra và điều trị bệnh lý (nếu có) kịp thời.

Tham khảo:

Sữa công thức là gì? Chọn sữa công thức cho bé cần biết những gì?

 


Sức khỏe là chìa khóa đi đến thành công. Hãy để Limpo Milk đồng hành cùng bạn trên chặng đường này.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được Tư vấn nhanh chóng!

LIMPO MILK VIỆT NAM – Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ với 2 loại chất xơ tự nhiên FOS, GOS

Hotline: 094 654 4386/090 150 8979
Email: thn.group.hp@gmail.com
Địa chỉ: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Lazada: THN GROUP
Tiki: THN Group
Sendo: THN Group
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *