Khi nào trẻ nên ăn dặm?

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển của trẻ. Khi chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ. Đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà trẻ nhận được. Lúc này cần bổ sung thêm những thực phẩm.

22

Trẻ đủ 6 tháng tuổi là giai đoạn lí trưởng cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

  1. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm. Vì bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bé yêu. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để cung cấp những chất dinh dưỡng không có trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt, kẽm, protein, canxi, DHA, v.v. Bên cạnh đó, từ 5,5 tháng trở đi, bé sẽ hoạt động nhiều, tiêu hao năng lượng cũng nhiều nên lượng dưỡng chất trong sữa mẹ lúc này là không đủ.

  1. Tác hại của việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi trẻ mới được 3 – 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
  • Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
  • Trẻ ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
  • Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu…

  1. Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ.
  • Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram , thịt 10 gram sau khi say, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa … sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

  1. Thực đơn cho trẻ dưới 1 tuổi
Độ tuổiThực đơn
Bé 6 tháng tuổi–        Sử dụng bột ăn dặm loãng hoặc thức ăn nghiền, xay.

–        Cho bé bú mẹ + 01 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn thích hợp: 100 – 200 ml

Bé 7 tháng tuổi–        Sử dụng bột ăn dặm đặc hoặc thức ăn nghiền, thái nhỏ. 02 bữa ăn + bú mẹ.

–        Lượng thức ăn thích hợp: 200 ml

–        Ăn dặm trái cây, rau xanh, thịt nhuyễn.

Bé 8 tháng tuổi–        Cho bé ăn bột ăn dặm ngũ cốc để bổ sung sắt.

–        Lượng thức ăn thích hợp: 230 ml

–        Sử dụng bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để con có thể cầm, nắm được

Bé 9 tháng tuổi–        Số bữa ăn tăng lên, 03 bữa ăn + bú mẹ.

–        Lượng thức ăn thích hợp: 200 – 250 ml

Bé 10 tháng tuổi–        Các loại hoa quả, rau củ theo mùa

–        Cho bé ăn cháo, thức ăn thái khúc.

Bé 11 tháng tuổi–        Kết hợp bú mẹ + 03 bữa ăn dặm

–        Lượng thức ăn: 250 – 300 ml

Bé 12 tháng tuổi–        Mỗi bữa 01 bát cháo khoảng 250-300 ml gồm có: thịt hoặc cá, tôm, trứng,… và rau xanh

222

Cân đối dinh dưỡng và phù hợp cho trẻ theo từng tháng tuổi

Một số lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ:

  • Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.
  • Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm.

Trẻ chỉ mới tập ăn, bé chưa hoàn toàn ăn được nhiều thức ăn dạng rắn. Việc ăn dặm chỉ là thêm món ăn vào chứ không phải thay thế sữa mẹ và sữa bột hoàn toàn.

Artboard 3 Copy

Sữa Limpo Milk BABY dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi.

Được xây dựng dựa trên những nghiên cứu mới nhất, đồng thời tăng cường gấp 3 lân SỮA NON, HMO, FOS, GOS và DHA giúp trẻ tăng cường sức đề kháng phát triển hoàn thiện thể lực , trí não và thị giác, thúc đẩy tăng trưởng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thẻ và giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi.

LIMPO MILK: Giải pháp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với nguyên liệu nhập khẩu 100% từ NEWZEALAND, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP.

Hotline: 090 150 8979

Quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn về dinh dưỡng và các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Email: thn.group.hp@gmail.com

Văn phòng giao dịch: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Webside: https://limpomilk.com.vn/

Shopee: Limpo Milk Việt Nam – THN GROUP

Lazada: THN GROUP

Tiki: THN Group

Sendo: THN Group

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *