NHỮNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ NHŨ NHI.

Nhũ nhi là một giai đoạn đóng vai trò quan trọng của quá trình phát triển ở trẻ em, tạo sự chuẩn bị cho những thời kỳ về sau này. Hiểu về các đặc điểm của trẻ nhũ nhi cũng như một số bệnh thường gặp giúp cha mẹ có thể chăm sóc tốt hơn cho con.

1

Nhũ nhi được xác định từ 1 tháng đến 1 tuổi.

  1. Trẻ nhũ nhi là gì?

Nhũ nhi là tên gọi cho trẻ em vào giai đoạn đầu đời sau giai đoạn sơ sinh, được xác định từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Trong thời kỳ này, nhu cầu sinh lý phát triển của trẻ rất cao nhưng các bộ máy của cơ thể và chức năng sinh lý vẫn chưa được hoàn thiện tốt. Đây là giai đoạn mà chúng ta phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe và cách chăm sóc trẻ.

  • Hệ tiêu hóa được hoàn chỉnh dần, đến giai đoạn 4 tháng, ngoài sữa, trẻ bắt đầu có khả năng tiêu hóa thêm một số loại thực phẩm cũng như tinh bột.
  • Trẻ bắt đầu hình thành khả năng nhận thức về con người và đồ vật xung quanh, bắt chước điệu bộ cũng như những hành vi thấy ở người lớn.
  • Hình thành các hoạt động lật, bò, đứng, đi và nói.
  • Có thể chưa biết nói thành câu xong trẻ có thể chỉ tay để được lấy thứ mình muốn, có thể phân biệt được những lời khen và sự cấm đoán của người lớn.
  1. Sự phát triển của trẻ nhũ nhi.

Đặc điểm sinh lý: trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh.

+ Cân nặng: trung bình, 6 tháng đầu trẻ nặng gấp đôi cân nặng lúc sinh (khoảng 5-6kg) và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 (trung bình từ 9 kg – 10kg) so với lúc đẻ.

+ Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh (trung bình trẻ cao từ 74cm – 78cm)

+ Vòng đầu: tăng 10cm (34+10= 44cm). Tổ chức não tăng nhanh đạt tới 75% so với người lớn (900g).

+ Hệ tiêu hóa: hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa.

Cùng với sự phát triển mạnh về thể chất, trẻ bắt đầu có sự phát triển tinh thần, trí tuệ và vận động.

+ Thần kinh: cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Tập cười nói giao tiếp với mọi người xung quanh, 2 tháng hóng chuyện, 3 tháng cười thành tiếng, chăm chú nhìn vào vật có màu đỏ, đen, trắng. 12 tháng biết chỉ tay vào vật mình ưa thích. Phân biệt được lời khen và cấm đoán.

+ Vận động: trẻ tập bò, đứng, đi. 3 tháng biết lẫy, 8 tháng biết bò, 9 tháng biết hoan hô, 12 tháng biết đi.

Ngôn ngữ: 9 tháng bắt đầu phát âm bà, ba, mẹ.12 tháng phát âm được 2 âm.

  1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ nhũ nhi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời, thật không hề dễ dàng, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ bởi có rất nhiều điều phải lo toan từ tư thế bế đúng cách, vệ sinh cuống rốn an toàn, tắm cho bé, dỗ dành những cơn khóc đầu đời… Đặc biệt là chăm lo về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, bởi tuy cơ thể của bé còn nhỏ nhưng nhu cầu dinh dưỡng tính theo kg cân nặng lại rất cao, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Ưu tiên hàng đầu trong việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cho bé chính là sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé khỏe mạnh và phát triển.

Trong những ngày đầu tiên, dạ dày của bé rất nhỏ, có thể bú trung bình 30ml sữa một lần bởi kích thước dạ dày của bé lúc này cỡ một quả chanh và bé sẽ bú nhiều lần, từ 8 – 12 lần một ngày. Vì thế, mẹ hãy cho bé bú ngay khi bé “đòi”, vừa giúp con nhận đủ dưỡng chất, vừa giúp “gọi sữa” về với mẹ. Sau đấy, dạ dày của bé sẽ tăng dần kích thước và lượng sữa bé bú được mỗi lần cũng tăng theo, lúc này lượng bú cữ sẽ giảm theo.

Với những bé ở giai đoạn đầu của thời kì nhũ nhi, chúng ta chỉ nên cho trẻ bú mẹ, dần dần, chúng ta có thể cho trẻ ăn dặm. Chúng ta chỉ cho trẻ ăn hoa quả khi bắt đầu ăn dặm, sau đó, cho ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc. Mỗi khi thử một thức ăn mới thì phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị chướng bụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh. Sau 8 – 9 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy. Nên vừa cho ăn vừa để ý theo dõi phản ứng cơ thể bé.

2

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để ăn dặm.

Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng: bữa ăn của bé phải đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: bột – đường, đạm, béo, vitamin và khoáng. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bột mặn với bột, thịt cá, rau, dầu ăn… Trong đó, lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4 – 4,5 g/kg thể trọng, lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.

Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn ngày vài lạng thịt và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.

Trong thời kỳ nhũ nhi, trẻ rất yếu và cần được bảo vệ cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho sự tồn tại và phát triển của mình. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi tròn 4 tháng tuổi,. Nếu mẹ đủ sữa thì trẻ có thể lớn và tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh, tương ứng khoảng 6kg.

65

Khi không có sữa mẹ, có thể nuôi dưỡng trẻ bằng sữa công thức.

LIMPO MILK BABY | Tăng sức đề kháng, cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh – Sản Phẩm dinh dưỡng dành cho bé từ 0 đến 12 tháng tuổi. Với công thức tối ưu, giàu dưỡng chất, khoáng chất và thân quen như sữa mẹ.

LIMPO MILK: Giải pháp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với nguyên liệu nhập khẩu 100% từ NEWZEALAND, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP.

Hotline: 090 150 8979

Quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn về dinh dưỡng và các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Email: thn.group.hp@gmail.com

Văn phòng giao dịch: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Webside: https://limpomilk.com.vn/

Shopee: Limpo Milk Việt Nam – THN GROUP

Lazada: THN GROUP

Tiki: THN Group

Sendo: THN Group

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *