Ung thư là căn bệnh nan y quái ác, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chúng ta chỉ có thể phòng ngừa và điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu tiên, giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong đó phẫu thuật cắt bỏ khối u là một trong những biện pháp cơ bản nhất để điều trị, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vậy cùng tìm hiểu khi nào bệnh nhân có thể cắt bỏ khối u, sau khi cắt bỏ thì cần lưu ý gì nhé.
Trong điều trị ung thư thì phẫu thuật là biện pháp cơ bản nhất với mục đích là giúp loại bỏ, ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư. Thời điểm phát hiện ung thư càng sớm thì càng phải nhanh chóng xử lý khối u đó để tránh tình trạng khối u phát triển nhanh và xâm lấn sang cả những tổ chức xung quanh nó.
Tuy nhiên việc điều trị ung thư từ giai đoạn đầu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do triệu chứng ung thư khó phát hiện, không rõ ràng nên thường bệnh nhân khi đã bước sang giai đoạn muộn mới bắt đầu đi khám. Lúc này khối u ung thư đã nhân lên mạnh mẽ, gây ra nhiều biến chứng, có thể di căn xa và gây ra vô vàn khó khăn trong công tác điều trị.
Phẫu thuật không những giúp người bệnh loại bỏ các dấu vết ung thư mà bên cạnh đó còn có tác dụng xác định giai đoạn của bệnh, tiên lượng khả năng phát triển lâm sàng và giúp xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay nhờ sự cải tiến không ngừng của lĩnh vực y khoa, các trang thiết bị đã được nâng cấp hơn rất nhiều so với trước đây. Vì thế nên việc điều trị ung thư cũng được cải thiện, đặc biệt là phẫu thuật đã giúp loại bỏ dứt điểm khối u ung thư cho nhiều trường hợp bệnh nhân, từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sau này.
Ngày nay phẫu thuật trong điều trị ung thư được triển khai dưới các hình thức sau: phẫu thuật mở, áp lạnh, mổ nội soi, sử dụng sóng cao tần, phẫu thuật bằng tia laser, ghép tạng, vi phẫu, phẫu thuật kiểm soát dưới kính hiển vi, xạ phẫu, ứng dụng robot trong phẫu thuật.
Ngoài kỹ thuật nêu trên thì hóa trị, xạ trị và điều trị nội khoa cũng được áp dụng trong điều trị ung thư. Mục tiêu chung của các phương pháp này đều là giúp loại bỏ khối u hoàn toàn và ngăn ngừa khả năng ung thư tái phát trong tương lai.
Sau khi phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật tuyến giáp, vùng cổ họng, thực quản, dạ dày…Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy không muốn ăn nhưng đây là vấn đề quan trọng của việc phục hồi sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư.
Sau một số phẫu thuật, bệnh nhân có thể chưa được phép ăn hoặc uống ngay sau khi rời bệnh viện cho đến khi hệ tiêu hóa được trở lại hoạt động bình thường. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt, tránh ăn các loại thực phẩm rắn hoặc chế biến sẵn sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho bệnh nhân.
Ngoài việc ăn uống, sau một ca phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật đối với bệnh nhân ung thư. Việc tập luyện vận động thể chất là cần thiết giúp bệnh nhân phục hồi thể chất và nâng cao thể lực.
Bạn có thể đi lại sau phẫu thuật, vận động nhẹ nhàng, ra khỏi giường hoặc đi bộ trong ngày. Việc vận động nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trở lại, lưu thông máu giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nếu cảm thấy đau khi vận động, hãy báo lại với người nhà hoặc điều dưỡng viên.
Các bệnh nhân sau phẫu thuật có thể được hướng dẫn những bài tập thở sâu. Điều này giúp làm phồng hoàn toàn phổi của bạn và giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi, thường áp dụng đối với bệnh nhân ung thư phổi.
Kết hợp với điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân thường được về nhà sau phẫu thuật để tiện chăm sóc và theo dõi. Nếu các chỉ số sau phẫu thuật tốt, bệnh nhân có thể được xuất viện và được kê các loại thuốc giảm đau tại nhà nếu cần thiết.