Với những bệnh nhân tiểu đường thì có vô số những biến chứng vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Trong số đó chính là bệnh thần kinh tiểu đường. Chính vì thế người bệnh cần trang bị kiến thức, hiểu đúng và đầy đủ về căn bệnh này để theo dõi và kiểm soát, giảm nguy cơ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
Bệnh thần kinh đái tháo đường là biến chứng phổ biến ở đái tháo đường type 1 và type 2. Khi lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể.
Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Phần lớn người bị tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh ở chân, các triệu chứng bao gồm: Đau và tê, dị cảm, cảm giác châm chích, kiến bò,… ở chân, bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao bị cụt chi. Thần kinh đái tháo đường còn gây tổn thương đến các cơ quan khác như tiêu hóa, tim, mạch máu, tiết niệu,…
Bệnh thần kinh đái tháo đường ảnh hưởng đến 50% số người mắc bệnh tiểu đường nhưng có thể ngăn ngừa hoặc làm bệnh chậm tiến triển bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Bệnh thần kinh tiểu đường do nhiều nguyên nhân, trong đó, lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, không được kiểm soát trong thời gian dài khiến các dây thần kinh bị tổn thương được cho là nguyên nhân chính.
Cụ thể, khi lượng đường trong máu cao thì các thành mao mạch (mạch máu nhỏ) bị suy yếu, quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh bị cản trở và thuyên giảm, gây ra tổn thương nặng nề cho những dây thần kinh này.
Ngoài lượng đường huyết cao như nói trên, một số yếu tố dưới đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh:
Bệnh gây ra những tổn thương thần kinh nghiêm trọng
Đây là biểu hiện thường hay gặp nhất và bàn chân hai bên là nơi có triệu chứng đầu tiên. Sau đó, triệu chứng sẽ lan dần lên cẳng chân hay xuất hiện thêm ở bàn tay. Triệu chứng thường đối xứng cả hai bên chi. Người bệnh thường có cảm giác:
Ngoài những tổn thương thần kinh cảm giác và vận động, hệ thần kinh tự chủ cũng bị tổn thương. Tùy theo vị trí sợi thần kinh tổn thương mà người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp tư thế, hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo, rối loạn tiết mồ hôi làm da khô, tróc vảy, dày sừng; rối loạn chức năng sinh dục, khó kiểm soát tiểu tiện, đầy bụng, táo bón.
Vấn đề phòng ngừa vẫn luôn được quan tâm hàng đầu. Đối với người bệnh đái tháo đường, cần tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn và tập luyện chuyên biệt, liệu trình điều trị, tái khám định kỳ, không hút thuốc và hạn chế bia rượu. Nên theo dõi huyết áp, đường huyết của bản thân tại nhà cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu tổn thương thần kinh, cách quan sát và chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng để tránh các vết loét, không làm nặng thêm các biến dạng bàn chân đã có.