NHỮNG HỆ LỤY CỦA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Hiện nay tiểu đường thai kỳ đang là bệnh lý khá là phổ biến của những bà mẹ đang mang thai với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh lý này nếu không theo dõi thường xuyên và can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Hơn thế nữa, theo nghiên cứu những phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ  dễ mắc đái tháo đường tuýp II. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

Bbb

Kiểm soát đường huyết để mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh,

  1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

  1. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
  • Ảnh hưởng đối với mẹ: Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:
  • Cao huyết áp: Thai phụ đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường.
  • Sinh non: Các nguyên nhân dẫn đến sanh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.
  • Đa ối: : Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu: Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu.
  • Ảnh hưởng về sau: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao diễn tiến thành đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
  • Ảnh hưởng đối với con:
  • Khiến thai tăng trưởng quá mức:Việc thai nhi nhận được lượng đường lớn hơn từ mẹ do mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến tuyến tụy của thai bị kích thích tăng tiết insulin. Từ đó, thai nhi sử dụng lượng đường lớn hơn, phát triển với kích thước to quá mức.Do vậy, hầu hết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có cân nặng thai lớn hơn bình thường, điều này khiến việc sinh nở khó khăn và nguy hiểm hơn như: bé phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh,…
  • Thai nhi có thể bị suy hô hấp: Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ thai sinh ra mắc chứng suy hô hấp, đây là biến chứng nguy hiểm nhất khiến trẻ tử vong sớm ngay sau sinh. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được sàng lọc đánh giá sự trưởng thành của phổi trước khi sinh. Từ đó, bác sĩ có thể can thiệp sinh nở để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sinh ra mắc bệnh lý chuyển hóa, hạ glucose huyết tương: Trẻ sơ sinh sinh ra ở mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh lý chuyển hóa, hạ glucose huyết tương cao hơn so với trẻ thông thường. Nguyên nhân do gan của thai nhi kém đáp ứng với glucagon và từ đó giảm tân tạo glucose từ gan.
  • Vàng da sơ sinh: Tình trạng vàng da sơ sinh do tăng nồng độ bilirubin trong huyết tương thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt. Vàng da bệnh lý sẽ cần can thiệp điều trị sớm, tránh nhiễm độc bilirubin gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của trẻ.
  • Tình trạng tăng hồng cầu: Một trong những nguy cơ sức khỏe khác mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra cho trẻ sơ sinh là chứng tăng hồng cầu.
  • Ảnh hưởng khác: Ngoài những ảnh hưởng xuất hiện sớm ở thai nhi đang phát triển hay trẻ sơ sinh, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ trẻ lớn lên bị béo phì, tiểu đường type 2 hoặc các rối loạn tâm thần – vận động khác.
  1. Biện pháp để kiểm soát tiểu đường thai kỳ.

Kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, ngăn ngừa các biến chứng trẻ có thể gặp phải và có thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Dù thai nhi gặp nhiều nguy cơ song các chuyên gia cho biết, nếu tiểu đường thai kỳ được phát hiện sớm, điều trị tích cực bằng lối sinh hoạt và ăn uống lành mạnh thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh.

Bb

Chế độ ăn lành mạnh

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ bị tiểu đường thai kỳ là hạn chế lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Khi mang thai, cân nặng của mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng theo sự phát triển của thai nhi song cân nặng tăng quá cao nếu bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ biến chứng cũng cao hơn. Tốc độ tăng cân quá nhanh là khi mẹ tăng trên 1 kg/tuần, lúc này cần khám và kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ.
  • Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần có chế độ luyện tập phù hợp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giảm biến chứng thai kỳ vừa giúp giảm cân, kiểm soát đường huyết. Mẹ có thể tìm hiểu các bài tập dành riêng cho mẹ bầu như tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng,…

B

Tập thể dục phù hợp với sức khỏe.

Với công thức đặc biệt dành riêng cho người tiểu đường, thành phần chính bao gồm các dưỡng chất như Alpha Lipoic Acid (ALA) 120mg/100g, HMB 20.000mcg/100g, chất xơ hòa tan (FOS) 2.850mg/100g, Canxi 710mg/100g…, với 2 cốc sữa mỗi ngày giúp cho người dùng:

Sữa Limpo Milk Light – Sữa dinh dưỡng dành cho người tiểu đường.

–           Cải thiện lượng đường trong máu, cải thiện các triệu chứng tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường.

–           Giảm bớt trọng lượng cơ thể khi sử dụng bổ sung sữa dành cho người tiểu đường Limpo Milk Light trong chế độ ăn hàng ngày.

–           Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

–           Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hấp thụ tốt hơn.

–           Giúp xương chắc, khớp khỏe, phòng ngừa loãng xương.

 

LIMPO MILK: Giải pháp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với nguyên liệu nhập khẩu 100% từ NEWZEALAND, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP.

Hotline: 090 150 8979

Quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn về dinh dưỡng và các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Email: thn.group.hp@gmail.com

Văn phòng giao dịch: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Webside: https://limpomilk.com.vn/

Shopee: Limpo Milk Việt Nam – THN GROUP

Lazada: THN GROUP

Tiki: THN Group

Sendo: THN Group

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *