05 LỜI KHUYÊN về dinh dưỡng cho người ung thư đang điều trị xạ trị

Dinh Duong Cho Nguoi Ung Thu Xa Tri

Dinh dưỡng cho người ung thư là vấn đề quan trọng và rất cần thiết khi người bệnh đang điều xạ trị, giúp cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất và tăng cường khả năng miễn dịch.

Dưới đây là 05 triệu chứng và lời khuyên về dinh dưỡng cho người ung thư đang điều trị xạ trị.

Hãy cùng tìm hiểu nhé!


Ung thư là gì?

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn).[2]

Dinh Duong Cho Benh Nhan Ung Thu
Ung thư là gì?

Không phải tất cả các khối u đều là ung thư, có một số khối u thuộc vào nhóm lành tính, tức là khối u không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của khối u ác tính bao gồm chảy máu bất thường, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, sụt cân và những bất thường trong đại tiểu tiện.

Mặc dù các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư, chúng cũng có thể có các nguyên nhân khác. Hiện nay có khoảng hơn 100 loại ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống con người.


Những triệu chứng của người bệnh đang điều trị xạ trị

Giảm cân

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 57% người bệnh giảm cân trước khi bắt đầu điều trị, 95% trong số đó giảm cân không chủ ý. Người bệnh giảm cân trước khi xạ trị có nguy cơ tiếp tục giảm cân cao hơn so với người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Giảm cân chiếm tỉ lệ cao ở người bệnh ung thư hầu họng trong thời gian xạ trị, khoảng 57% người bệnh ung thư vùng đầu cổ giảm cân trước khi bắt đầu xạ trị, trung bình người bệnh giảm khoảng 10% cân nặng, 95% người bệnh xuất hiện giảm cân không chủ ý.

Nôn, buồn nôn

Triệu chứng buồn nôn hay nôn có thể xuất hiện ở những người bệnh điều trị bằng tia xạ. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng buồn nôn, nôn phụ thuộc vào vùng được tia xạ. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh do việc cung cấp không đủ năng lượng, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng do không bù đủ lượng dịch mất đi do nôn.

Một số người bệnh cảm thấy nôn nao khoảng vài giờ ngay sau khi xạ trị. Nếu người bệnh có triệu chứng này, có thể ăn nhẹ trước hoặc sau khi xạ trị. Người bệnh có thể kiểm soát nôn tốt hơn khi dạ dày rỗng.

Nếu người bệnh buồn nôn trước xạ trị, có thể hướng dẫn người bệnh thử ăn bữa nhẹ như bánh mì, thư giãn nhiều nhất có thể.

Dinh Duong Nguoi Ung Thu Kho Nuot
Những triệu chứng của người bệnh đang điều trị xạ trị

Tiêu chảy do xạ trị

Tiêu chảy cũng là một trong các tác dụng phụ của xạ trị biểu hiện bằng số lần đại tiện nhiều hơn so với bình thường, không kiểm soát dẫn đến đi ngoài nhiều nước, phân nát. Tiêu chảy nặng, kéo dài sau xạ trị có thể gây mất nước, rối loạn điện giải.

Tiêu chảy chiếm 80% tác dụng phụ khi xạ trị vùng chậu, tiêu chảy do xạ trị cũng khá phổ biến ở người bệnh xạ trị ung thư vùng bụng.

Bên cạnh bổ sung nước điện giải, bổ sung men vi sinh như một biện pháp phòng ngừa tiêu chảy do xạ trị, giúp giảm nhu động của đại tràng, giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy do xạ trị và giảm tỉ lệ sử dụng thuốc cầm đi ngoài trên những người bệnh ung thư vùng chậu.

Ngoài ra, sử dụng liệu pháp điều trị bằng men vi sinh dự phòng cho người bệnh cũng làm giảm bớt tỉ lệ tiêu chảy do xạ trị, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Nên cho người bệnh sử dụng men vi sinh từ khi bắt đầu xạ trị kéo dài đến khi kết thúc điều trị.

Khó nuốt

Khó nuốt thường xuất hiện nhiều hơn ở những người bệnh điều trị xạ trị với liều chiếu trên 70Gy hoặc kết hợp hóa xạ trị.

Khó nuốt sẽ thường giảm dần sau ba tháng điều trị và cải thiện dần sau 12 tháng.

Khô miệng, viêm loét miệng

Xạ trị vùng đầu cổ có thể gây các vấn đề về miệng

  • Đau miệng: như một vết cắt nhỏ hoặc khối u ở vùng miệng.
  • Khô miệng và họng.
  • Mất vị giác.
  • Sâu răng.
  • Thay đổi vị giác: cảm thấy vị kim loại khi ăn thịt.
  • Viêm lợi, viêm lưỡi.
  • Hạn chế vận động hàm hoặc thay đổi xương hàm.
  • Giảm tiết nước bọt.

Tại sao cần bổ sung dinh dưỡng cho người ung thư?

Dinh dưỡng cho người ung thư trong điều trị xạ trị:

Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Đây là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa, năng lượng cao như tia X, tia gamma, hạt nguyên tử electron, hạt beta, các điện tử để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hiện nay, xạ trị vẫn đang là một phương pháp điều trị quan trọng, hàng đầu và được sử dụng điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, dinh dưỡng nhằm gia tăng tỉ lệ sống thêm, giảm tỉ lệ tái phát của người bệnh ung thư.

Mục đích của điều trị tia xạ:

– Điều trị tia xạ triệt căn: tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư trong khu vực được chiếu xạ để đạt được điều trị tận gốc bệnh ung thư.

– Điều trị tia xạ tạm thời: làm giảm sự tiến triển của khối u đã xâm lấn rộng tại chỗ hoặc khối u đã di căn, không thể điều trị triệt căn.

– Điều trị triệu chứng: làm giảm một số triệu chứng chính của ung thư giai đoạn cuối (đau, hội chứng chèn ép,…).

Các tác dụng phụ của điều trị liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và cách giải quyết

Tùy vào đặc điểm vị trí ung thư, thời gian chiếu xạ, liều chiếu xạ, gây ra các tác dụng phụ khác nhau trên người bệnh. Tác dụng phụ của xạ trị thường xảy ra ở tuần điều trị thứ hai và thứ ba, có thể phản ứng mạnh nhất ở tuần thứ tư và thứ năm trước khi kết thúc liệu trình điều trị và tiếp tục trong khoảng
2 – 3 tuần sau điều trị. Một số tác dụng phụ phổ biến như: giảm cân, khó nuốt, nôn/buồn nôn, thay đổi vị giác, khô miệng, táo bón/tiêu chảy, thiếu máu…

Dinh Duong Cho Nguoi Ung Thu
Điều trị cho người ung thư

Khi bước vào quá trình điều trị ung thư đầy khó khăn, bạn phải làm sao duy trì được sức mạnh, mức năng lượng cần thiết và khả năng chống chọi với các bệnh viêm nhiễm.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa được sự phá hủy mô cơ thể do khối u cũng như giúp phục hồi tái tạo các mô mới cho cơ thể.

Người bệnh ăn uống tốt có khả năng đối phó tốt hơn với các tác dụng phụ do điều trị,  qua đó có khả năng dung nạp với các liệu pháp điều trị tốt hơn.

Thực tế thì, một số phương pháp điều trị ung thư có khả năng hoạt động tốt hơn ở những bệnh nhân có chế độ nuôi dưỡng tốt và được cung cấp đủ lượng calo và protein cần thiết.

Loi Khuyen Cho Nguoi Ung Thu
Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư

05 LỜI KHUYÊN về dinh dưỡng cho người ung thư khi điều trị xạ trị

Suy dinh dưỡng gặp ở người bệnh có thể là triệu chứng đầu tiên cho thấy sự hiện diện của bệnh lý ung thư.

Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh.

Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.

Cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh.

Dưới đây là một số khuyến nghị dinh dưỡng chung cho người bệnh điều trị ung thư:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Đối với nhiều người bệnh, nên tránh giảm cân bằng cách dung nạp đủ lượng calo mỗi ngày. Đối với những người bệnh thừa cân – béo phì, cần giảm cân.
  • Sử dụng chất dinh dưỡng thiết yếu: gồm protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Tập luyện tích cực khi có thể: như đi bộ hằng ngày; bởi vì hạn chế vận động (ngồi hoặc ngủ quá nhiều) có thể gây giảm khối lượng cơ và tăng lượng mỡ cơ thể, ngay cả khi không có ý định giảm cân.

Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau và trái cây, một lượng vừa phải ngũ cốc và các nguồn protein thực vật như các loại hạt, đậu nành, cùng các loại thịt như cá, thịt gia cầm, thịt nạc hoặc sản phẩm từ sữa ít béo.

Dinh Duong Cho Nguoi Ung Thu 1
LỜI KHUYÊN về dinh dưỡng cho người ung thư khi điều trị xạ trị

Cụ thể cho các triệu chứng:


1. Lời khuyên khi người bệnh bị GIẢM CÂN

Người bệnh ung thư được xạ trị trước và trong thời gian điều trị cần được cung cấp đầy đủ năng lượng.

  • Nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với người bệnh có thể trạng bình thường là 25-30 kcal/kg/ngày theo khuyến cáo của ESPEN và 30-35 Kcal/kg/ngày theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng.
  • Đối với người bệnh ung thư thừa cân, béo phì nhu cầu năng lượng khuyến nghị cần tính theo cân nặng lí tưởng, người bệnh suy kiệt nặng thì nên tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng thường có, sau đó nên tăng từ từ cho đến khi đạt được nhu cầu khuyến nghị theo cân nặng lí tưởng.
  • Protein khuyến nghị đối với người bệnh là 1,2g-2g/kg cân nặng/ngày, hoặc năng lượng cung cấp từ protein chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng khuyến nghị.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra bổ sung 2g EPA/ngày cho người bệnh ung thư giúp ngăn ngừa hội chứng suy mòn trong đó bao gồm tình trạng giảm cân không chủ ý của người bệnh.

2. Lời khuyên khi người bệnh bị NÔN VÀ BUỒN NÔN

Một số lời khuyên giúp người bệnh cải thiện tình trạng dạ dày khi xạ trị:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Khuyến khích người bệnh ăn thường xuyên, ăn chậm, nhai kĩ.
  • Tránh thực phẩm cay, chiên, ngọt và chứa hàm lượng chất béo cao.
  • Uống nước, hoặc đồ uống khác giữa các bữa ăn.
  • Không ăn thực phẩm quá nóng, nhiệt độ thức ăn nên ở nhiệt độ phòng.
  • Nếu tình trạng dạ dày không tốt, thử chế độ ăn lỏng như nước dùng hoặc nước hoa quả hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa như nướng khô hoặc dạng gelatin.
  • Tập cách thở và thư giãn khi cảm thấy buồn nôn.

3. Lời khuyên khi người bệnh bị TIÊU CHẢY

  • Uống 8-12 cốc dịch/ngày (dịch: trà pha loãng hoặc nước hoa quả). Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước, và có thể nặng hơn. Chú ý uống đủ dịch để đề phòng các triệu chứng trên.
  • Chia nhiều bữa nhỏ: 5-6 bữa/ ngày.
  • Ăn thực phẩm giàu muối như natri và kali: Cơ thể có thể bị mất một số loại muối này khi bị tiêu chảy, do đó cần phải bổ sung kịp thời. Các thực phẩm giàu natri và kali như: chuối, cam, đào, nước ép mơ, khoai tây luộc, nghiền.
  • Ăn thực phẩm ít chất xơ không hòa tan: Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Các thực phẩm nên dùng: chuối, gạo trắng, bánh mì trắng, sữa chua vị vani hoặc sữa chua trắng.
  • Chăm sóc vùng trực tràng: Thay vì dùng giấy vệ sinh, người bệnh nên sử dụng giấy dành cho trẻ em hoặc tia nước để vệ sinh sau khi đi ngoài. Người bệnh nên hỏi điều dưỡng về cách tắm ngồi như sử dụng nước ấm và tắm trong tư thế ngồi, nước bao phủ đến phần hông và mông của người bệnh.

Cần tránh

  • Bia, rượu vang, các đồ uống có cồn
  • Sữa và các sản phẩm của sữa như kem, sữa chua, pho mai.
  • Thực phẩm cay: như sốt cay, món có ớt, cà ri.
  • Đồ uống hoặc thực phẩm chưa cafein như cà phê, trà đen, soda, sô cô la.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống sinh khí gas như cải bắp, súp lơ xanh, sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau sống, bánh mì và ngũ cốc toàn phần.
  • Đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn nhanh.

4. Lời khuyên khi người bệnh bị KHÔ MIỆNG, VIÊM LOÉT MIỆNG

Biện pháp khắc phục

  • Khám nha khoa: Khoang miệng cần đảm bảo sạch sẽ, khỏe mạnh trước khi xạ trị vùng đầu cổ. Người bệnh cần đi khám nha khoa vài tuần trước khi bắt đầu xạ trị.
  • Kiểm tra miệng hàng ngày: cần kiểm tra các vấn đề về miệng bao gồm đau miệng, nhiễm trùng, các vết đốm trắng trong miệng.
  • Giữ miệng ẩm ướt:
  • Uống nước từng ngụm nhỏ trong ngày.
  • Nhai kẹo cao su không đường.
  • Sử dụng nước bọt nhân tạo.
  • Vệ sinh răng, miệng, lợi, lưỡi sạch sẽ.
  • Sử dụng bàn chải răng mềm mại, có thể làm phần lông chải mềm hơn bằng việc sử dụng nước ấm.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng loại gel chứa fluoride đặc biệt.
  • Không sử dụng nước súc miệng chứa cồn.
  • Súc miệng mấy tiếng một lần bằng nước muối. Có nhiều công thức nước súc miệng, người bệnh có thể trộn ¼ thìa baking soda và ¼ thìa muối với 4 cốc nước ấm (1 lít nước) để làm nước súc miệng.
Thu Pham Nen Tranh Cho Nguoi Ung Thu
Biện pháp khắc phục dinh dưỡng cho người ung thư

Lựa chọn thực phẩm khi bị đau miệng

  • Chọn thực phẩm dễ nhai và dễ nuốt.
  • Ăn miếng nhỏ, nhai chậm và uống từng ngụm dung dịch nhỏ.
  • Ăn mềm, thực phẩm ướt, trơn, dễ nuốt như ngũ cốc ninh nhừ, khoai tây nghiền hoặc khuấy trứng với bơ/sữa.
  • Ăn thực phẩm ấm hoặc thực phẩm ở nhiệt độ phòng.

Tránh thực phẩm gây đau, tổn thương miệng

  • Thức ăn khô, cứng, dạng to ăn liền.
  • Thực phẩm nóng.
  • Thực phẩm cay như sốt cay, cà ri, sốt salsa và ớt.
  • Quả và nước trái cây giàu acid như cà chua.
  • Quả họ cam chanh, nho.
  • Tất cả loại thuốc lá: xì gà, thuốc lá dạng nhai, tẩu thuốc.
  • Đồ uống có cồn.
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao: kẹo, kẹo cao su, soda có thể gây sâu răng
  • Tập các cơ hàm: Mở và đóng miệng 20 lần nếu người bệnh không cảm thấy đau. Tập các động tác này 3 lần mỗi ngày ngay cả khi không bị cứng hàm.

Các thực phẩm nên sử dụng

Thu Pham Nen Su Dung Cho Nguoi Ung Thu
Các thực phẩm nên sử dụng

5. Lời khuyên khi người bệnh bị KHÓ NUỐT

Biện pháp cải thiện:

Lựa chọn thực phẩm:

  • Chọn thực phẩm dễ nuốt.
  • Cắt nhỏ, trộn hoặc nghiền thực phẩm để dễ ăn hơn.
  • Ăn thực phẩm mềm, ướt như ngũ cốc ninh nhừ, khoai tây nghiền, trứng trộn sữa.
  • Làm ướt và mềm thực phẩm hơn bằng nước sốt, nước dùng, sữa chua hoặc các loại dung dịch khác.
  • Dùng đồ uống mát.
  • Uống nước từng ngụm nhỏ bằng ống hút.
  • Ăn thực phẩm mát hoặc thực phẩm tại nhiệt độ phòng.
  • Chia nhiều bữa nhỏ.
  • Chọn thực phẩm và đồ uống cao năng lượng và hàm lượng protein cao.
  • Khi cảm thấy bị đau khi nuốt, người bệnh có thể ăn ít hơn. Duy trì cân nặng trong thời gian xạ trị là điều rất quan trọng do đó người bệnh nên ăn thực phẩm cao năng lượng và hàm lượng protein cao.
  • Ngồi đúng tư thế và hơi cúi đầu xuống về phía trước khi ăn uống: Ngồi hoặc đứng tối thiểu 30 phút sau khi ăn.
  • Tránh sử dụng những đồ ăn, đồ uống gây nóng rát.
  • Đồ ăn đồ uống nóng.
  • Đồ cay.
  • Đồ ăn, thức uống giàu axit như cà chua, họ cam.
  • Đồ ăn cứng, giòn: khoai tây, ngô chiên.
  • Tất cả các loại thuốc lá.
  • Đồ uống có cồn.

Một số lời khuyên khác về dinh dưỡng cho người ung thư:

  • Bạn đừng ngần ngại thử những món ăn mới. Có thể có một số món ăn trước đây bạn chưa từng thích nhưng trở nên ngon hơn trong quá trình điều trị.
  • Hãy lựa chọn các loại thức ăn nguồn gốc từ thực vật. Thay vì ăn thịt thì bạn thử ăn các loại đậu, đậu Hà lan vài bữa ăn mỗi tuần.
  • Cố gắng mỗi ngày uống 2,5 cốc nước trái cây và rau quả, như các trái cây thuộc họ cam quýt, các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm. Các loại này chứa nhiều chất tăng cường sức khỏe tự nhiên.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, nhất là có nguồn gốc từ động vật. Chọn sữa và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng ít chất béo. Thực hiện chế biến và nấu nướng phù hợp để giảm lượng chất béo trong bữa ăn.
  • Cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp và duy trì các hoạt động thể chất. Thay đổi nhỏ về cân nặng trong quá trình điều trị là điều mà bạn không cần quá lo lắng.
  • Hạn chế ăn các loại thịt ướp muối, ngâm giấm và hun khói.
  • Đồ ăn nhẹ (snack) có thể cần thiết để bổ sung năng lượng trong quá trình điều trị

Trong suốt quá trình điều trị ung thư, cơ thể của bạn luôn cần bổ sung thêm lượng calo và protein để duy trì cân nặng cũng như hồi phục cơ thể nhanh chóng. Nếu bạn bị giảm cân trong quá trình điều trị, mặc dù bữa ăn lành mạnh là cần thiết nhưng một số đồ ăn nhẹ có thể giúp bạn bổ sung thêm được nhu cầu đó, đảm bảo được sức khỏe và năng lượng cần thiết cho bạn trong giai đoạn này.

Dù đây là nguồn thực phẩm không hoàn toàn có lợi nhưng bạn phải hiểu rằng, nó chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn, và khi các tác dụng phụ do điều trị biến mất, bạn lại quay trở về với chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Lưu ý là khi bạn có thể ăn uống bình thường và duy trì được cân nặng phù hợp thì không cần phải bổ sung bằng đồ ăn nhẹ này. Một số mẹo có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng đồ ăn nhẹ hàng ngày:

  • Bạn có thể ăn các loại đồ ăn nhẹ, nhỏ gọn rải rác cả ngày.
  • Luôn mang theo bên mình những đồ ăn nhẹ giàu protein, dễ chế biến và sử dụng như: sữa chua, sữa và ngũ cốc, bánh Sandwich, một bát soup, phô mai, bánh quy…
  • Tránh các đồ ăn làm nặng thêm các tác dụng phụ của bạn, ví dụ: nếu bạn bị tiêu chảy thì không nên ăn bỏng ngô và các loại rau củ quả sống. Nếu bạn bị đau họng, tránh ăn các loại đồ khô, cứng, hoặc thực phẩm có tính axit.
  • Một số đồ ăn nhẹ dễ sử dụng và tiện lợi như: ngũ cốc, phô mai, bánh quy, bỏng ngô, trái cây (tươi, khô, đóng hộp), hoa quả dầm, nước ép hoa quả, sữa chua, các loại sữa, kem, các loại hạt, bánh trứng sữa, bánh pudding, sandwich, súp, rau sa lát…
Dinh Duong Nguoi Ung Thu
Một số loại đồ ăn nhẹ có thể giúp bạn bổ sung calo và protein cần thiết

Để tăng cường lượng calo và protein cho cơ thể trong quá trình điều trị, bạn có thể thực hiện một số lời khuyên hữu ích dưới đây:

  • Thay vì chỉ ăn ba bữa chính như trước đây, bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ ( kèm đồ ăn nhẹ) trong ngày.
  • Bạn có thể ăn món ăn mà bạn thích bất cứ thời điểm nào trong ngày, ví dụ như bữa ăn sáng bạn có thể áp dụng cho bữa tối nếu như bạn cảm thấy thèm ăn nó.
  • Cứ vài giờ bạn lại chủ động ăn, không cần phải đợi đến lúc đói.
  • Khi bạn cảm thấy đói nhất, hãy coi bữa ăn lúc ấy là bữa ăn chính, ăn được càng nhiều càng tốt.
  • Nên ăn các loại thức ăn giàu calo và protein: Thực phẩm giàu protein như: Các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa các loại, kem có thể ăn kèm các món khác như: khoai tây, bánh mì, rau, trái cây, sinh tố, thịt, súp… ), trứng ( nên ăn trứng được nấu chín kỹ), thịt, cá, các loại đậu, quả và các loại hạt có thể ăn được.
  • Thực phầm nhiều calo: bơ, các sản phẩm sữa, nước sốt trộn salad, một số đồ ngọt (mứt, mật ong, kẹo, kem…)
  • Tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhàng trước bữa ăn để tăng cảm giác ngon miệng.
  • Có thể uống các loại sinh tố, đồ uống đóng lon có hàm lượng calo và protein cao.
  • Không nên dùng đồ uống trong bữa ăn vì có thể làm bạn nhanh no, hãy uống các loại nước giữa các bữa ăn.
  • Bạn có thể chọn ăn các loại bánh dinh dưỡng tự làm hoặc loại được bày bán sẵn.
  • Bạn nên nhớ rằng hoạt động thể chất có rất nhiều lợi ích: đừng bỏ qua!

Hoạt động thể chất có rất nhiều lợi ích cho bạn bởi vì nó giúp duy trì sức mạnh, và khả năng chịu đựng của cơ xương.

Nó còn làm giảm trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, giảm buồn nôn và táo bón.

Đặc biệt, nó có thể giúp bạn ăn ngon hơn. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn, nếu được bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, 5-10 phút mỗi ngày, và khi bạn có thể cố gắng đạt mục tiêu 150 phút mỗi tuần.

Tuy nhiên, cần phải lắng nghe cơ thể của bạn, để có chế độ tập luyện hợp lý, nghỉ ngơi khi cần thiết.

Dinh Duong Cho Suc Khoe Nguoi Ung Thu

Hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe của bạn

Tham khảo:

Sữa tốt cho bệnh nhân ung thư – Limpo Milk Fucoidan 2021


Sức khỏe là chìa khóa đi đến thành công. Hãy để Limpo Milk đồng hành cùng bạn trên chặng đường này.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được Tư vấn nhanh chóng!

LIMPO MILK VIỆT NAM – SẢN PHẨM SỮA DINH DƯỠNG VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU TỪ NEW ZEALAND

Hotline: 094 654 4386/090 150 8979
Email: thn.group.hp@gmail.com
Địa chỉ: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Lazada: THN GROUP
Tiki: THN Group
Sendo: THN Group
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *