SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM TRONG MÙA NÓNG

Chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng là vấn đề quan trọng do sức khỏe của trẻ luôn chịu ảnh hướng lớn từ thời tiết. Vào mùa hè có rất nhiều đồ ăn ngon nhưng đi kèm với đó là khiến cơ thể trẻ dễ mắc các bệnh điển hình mùa nóng. Cha mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, sữa cho trẻ táo bón để cải thiện tình hình. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề khác mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm để các con có một mùa hè an toàn và đầy niềm vui.

 

1. Những bệnh thường gặp vào mùa nóng.

  • Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn:

Mùa hè, thức ăn nhanh ôi thiu, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc sản sinh chất độc nếu không được bảo quản đúng, đây cũng là mùa du lịch, trẻ dễ tiếp xúc với các thức ăn hàng quán không hợp vệ sinh nên dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

  • Các bệnh lý về hô hấp:

Để tạo điều kiện cho trẻ được thoải mái và dễ chịu trong thời tiết nắng nóng, nhiều gia đình sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, quạt máy liên tục. Sử dụng không điều độ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, nếu cho trẻ sử dụng máy lạnh trong thời gian kéo dài quá mức (thường trên 4 tiếng), và nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô khiến cho sức đề kháng đường hô hấp của trẻ bị giảm nên trẻ sẽ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết…làm trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn uống kém làm sức khỏe càng bị sụt giảm. Sử dụng quạt máy liên tục, tần số cao, trực tiếp vào mặt bé cũng gây bệnh cảnh tương tự.

Ngoài ra, trời nóng, trẻ thường xuyên sử dụng các loại nước giải khát mát lạnh như nước đá, kem thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đường hô hấp.

72

 

Ăn nhiều kem cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp

  • Nhiễm siêu vi:

Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ …Đối với những bệnh do siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, cũng có một số siêu vi gây ra các bệnh nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, Sởi, Cúm, Thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm màng não ở trẻ em…

  • Các bệnh lý về da:

Với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em ra nhiều mồ hôi, nếu không được thường xuyên vệ sinh tắm rửa, trẻ dễ viêm da, rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu.

  • Say nắng:

Trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vận động nhiều khiến trẻ ra mồ hôi, mất nước và muối khoáng. Do đó việc chăm sóc trẻ mùa nắng nóng luôn được quan tâm hàng đầu.

  • Đuối nước:

Sau những buổi chiều chơi các trò chơi vận động như đá bóng, đạp xe, chạy nhảy… trẻ thường thích được tắm sông, tắm biển nên dễ xảy ra tình trạng đuối nước.

2. Chăm sóc trẻ trong mùa nóng.

  • Tạo cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân tốt:

Như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Thói quen này sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Rửa tay là 1 trong 5 thông điệp 5Kphòng ngừa virus Corona đang hoành hành. Tắm rửa, thay áo quần thường xuyên để phòng các bệnh về da.

 

 

73

Nên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh các nhân tốt

  • Ăn uống hợp vệ sinh:

Chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Vấn đề này nên được quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc trẻ.

  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn:

Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm. Không vứt rác bừa bãi. Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu; nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khoảng thời gian này có nhiều tia bức xạ nguy hại cho trẻ, khi cần đi ra nắng hay đi học nhắc trẻ phải đội mũ, nón rộng vành.

  • Sử dụng điều hòa hợp lý:

Nếu có nhu cầu sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, phụ huynh nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C, hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C là hợp lý. Nhớ cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với sự chuyển đổi không khí bên ngoài), điều này sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ.

Bổ sung nguồn nước đầy đủ cho trẻ là một trong những biện pháp chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng. Ngoài ra có thể bố sung thêm các loại sữa dinh dưỡng cho trẻ táo bón giúp trẻ có hệ tiêu hóa tốt và tăng cường đề kháng tối ưu cho trẻ.

61

Limpo Milk Kids giúp trẻ khỏe mạnh để tận hưởng mùa hè trọn vẹn hơn

 

  • Phòng ngừa đuối nước:

Tuyệt đối không cho trẻ chơi gần ao, hồ, sông suối nơi có chứa nhiều nước khi không có sự giám sát của người lớn (ông bà, cha mẹ). Trẻ phải mặc áo phao khi tham gia các loại hình giao thông đường thủy. Và lưu ý gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, hoặc đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

 

LIMPO MILK: Giải pháp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với nguyên liệu nhập khẩu 100% từ NEWZEALAND, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP

 

Hotline: 090 150 8979

Email: thn.group.hp@gmail.com

Địa chỉ: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Webside: https://limpomilk.com.vn/

Shopee: Limpo Milk Việt Nam – THN GROUP

Lazada: THN GROUP

Tiki: THN Group

Sendo: THN Group

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *